A PHP Error was encountered

Severity: Warning

Message: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable

Filename: models/Blog_model.php

Line Number: 103

Backtrace:

File: /home/hoangson/web/botmauhoangson.com/public_html/application/modules/Blog/models/Blog_model.php
Line: 103
Function: _error_handler

File: /home/hoangson/web/botmauhoangson.com/public_html/application/modules/Blog/controllers/Blog.php
Line: 97
Function: related

File: /home/hoangson/web/botmauhoangson.com/public_html/index.php
Line: 293
Function: require_once

Ảnh hưởng của hóa chất đối với con người

Ảnh hưởng của hóa chất đối với con người

17/04/2017 01:51, Theo Bột màu Hoàng Sơn |

Về nguyên tắc, tác hại của hóa chất đối với cơ thểphụ thuộc vào lượng hóa chất đa hấp thu. Trong trường hợp hấp thu qua đường hô hấp, lượng hấp thu phụ thuộc chính vào nồng độ của hóa chất trong không khí và thời gian tiếp xúc. Thông thường

1. Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người

Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường:

- Đường hô hấp: khơi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi.

- Hấp thụ qua da: khơi hóa chất dây dính vào da.

- Đường tiêu hóa: do ăn, uống hoặc sử dụng những dụng cụ ăn đã bị nhiễm hóa

chất.

a) Qua đường hô hấp

Một hóa chất khơi lọt vào đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp

trên và phế quản - đây là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của hóa chất. Sau đó,

chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu hành trong máu. Mức

độ thâm nhập của các hạt bụi vào cơ thể phụ thuộc vào kích thước hạt và tính tan

của  chúng.

b) Hấp thụ hóa chất qua da

Một trong những đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể là qua da. Độ dày của da

cùng với sự đổ mồ hôi và tổ chức mỡ ở lớp dưới da có tác dụng như một hàng rào

bảo vệ chống lại việc hóa chất xâm nhập vào cơ thể và gây các tổn thương cho da.

Hóa chất dây dính trên da có thể có các phản ứng sau:

- Phản ứng với bề mặt của da gây viêm da;

- Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây dị ứng da.

- Xâm nhập qua da vào máu.

c) Qua đường tiêu hóa

Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, mồm rồi vô tình nuốt phơi hoặc ăn, uống,

hút thuốc trong khơi bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm

hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thểqua đường

tiêu hóa.

Ngoài ra, có một số hạt bụi từ đường thở lọt vào họng và sau đó theo nước bọt

vào đường tiêu hóa.

Thông thường hóa chất hấp thụ qua đường tiêu hóa ít hơn so với 2 đường trên, hơn

nữa tính độc sẽ giảm khi qua đường tiêu hóa do tác động của dịch dạ dày và dịch

tụy.

2. Mức độ ảnh hưởng của hóa chất đối với sức khỏe phụ thuộc vào

2.1 Loại hóa chất tiếp xúc

Đặc tính lý, hóa của hóa chất quyết định khả năng xâm nhập của nó vào cơ thể con

người, chẳng hạn: các hóa chất dễ bay hơi sẽ có khả năng tạo ra trong không khí

tại nơi làm việc một nồng độ cao; các chất càng dễ hòa tan trong dịch thể, mỡ và

nước thì càng độc...

2.2 Nồng độ và thời gian tiếp xúc

Về nguyên tắc, tác hại của hóa chất đối với cơ thểphụ thuộc vào lượng hóa chất

đa hấp thu. Trong trường hợp hấp thu qua đường hô hấp, lượng hấp thu phụ thuộc

chính vào nồng độ của hóa chất trong không khí và thời gian tiếp xúc. Thông

thường, khơi tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ hóa chất cao có thể

gây ra những ảnh hưởng cấp tính (nhiễm độc cấp), trong khơi đó tiếp xúc trong

thời gian dài nhưng với nồng độ thấp sẽ xảy ra hai xu hướng: hoặc là cơ thểchịu

đựng được, hoặc là hóa chất được tích lũy với khối lượng lớn hơn, để lại ảnh

hưởng mãn tính.

2.3 Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất

Trong một số trường hợp khi xâm nhập vào cơ thể giữa hai hay nhiều hóa chất có

thể kết hợp với nhau tạo ra một chất mới với những đặc tính khác hẳn và sẽ có

hại tới sức khỏe hơn tác hại của từng hóa chất thành phần.

2.4 Tính mẫn cảm của người tiếp xúc

Có sự khác nhau lớn trong phản ứng của mỗi người khơi tiếp xúc với hóa chất.

Tiếp xúc với cùng một lượng trong cùng một thời gian một vài người bị ảnh hưởng

trầm trọng, một vài người bị ảnh hưởng nhẹ

2.5 Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc

- Vi khí hậu:

+ Nhiệt độ cao: làm tăng khả năng bay hơi của chất độc, tăng tuần hoàn, hô hấp

do đó làm tăng khả năng hấp thu chất độc.

+ Độ ẩm không khí tăng: làm tăng sự phân giải của một số hóa chất với nước, tăng

khả năng tích khí lại ở niêm mạc, làm giảm hơi độc bằng mồ hôi, do đó cũng làm

tăng nguy cơ bị nhiễm độc.

- Lao động thể lực quá sức làm tăng tuần hoàn, hô hấp và tăng mức độ nhiễm độc.

- Chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc không cân đối làm giảm sức đề kháng của cơ

thể...

3. Tác hại của hóa chất đối với cơ thể người

Khi tiếp xúc với hóa chất với nồng độ vượt quá ngưỡng cho phép, hóa chất có

thể gây những tác động nguy hiểm cho cơ thể như:

- Kích thích, dị ứng.

- Gây ngạt.

- Gây mê và gây tê.

- Tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng.

- Gây ung thư.

- Hư bào thai.

- Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai (đột biến gien).

- Bệnh bụi phổi.

- Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

3.1  Kích thích

Khi tiếp xúc với hóa chất các phần của cơ thể thường hay bị tác động kích

thích là da, mắt và đường hô hấp.

a) Kích thích đối với da

Khi một hóa chất tiếp xúc với da, có thể chúng sẽ làm biến đổi các lớp bảo

vệkhiến cho da bị khô, xù xì và xót.

b) Kích thích đối với mắt

Hóa chất nhiễm vào mắt có thể gây tác động từ khó chịu nhẹ, tạm thời tới thưng

tật lâu dài. Mức độ thưng tật phụ thuộc vào lượng, độc tính của hóa chất và các

biện pháp cấp cứu.

c) Kích thích đối với đường hô hấp

Một số loại hóa chất hòa tan như: amoniac, fomandehơit, sunfur, axít và kiềm ở

dạng mù sương,khí hoặc hơi khơi tiếp xúc với đường hô hấp trên (mũi và họng) sẽ

gây ra cảm giác bỏng rát vì sự ẩm ướt của đường mũi họng. Một vài chất kích

thích như sunfua đioxít, clo và bụi than... tác động dọc theo đường thở gây ra

viêm phế quản, đôi khơi gây tổn thương trầm trọng đường thở và mô phổi.

Các hóa chất ít tan trong nước sẽ xâm nhập vào vùng trao đổi khí. Các chất này

ít xuất hiện ở nơi làm việc song những tổn thương mà chúng gây ra đối với người

lao động thì rất nghiêm trọng.

3.2 Gây ngạt

Có 2 dạng ngạt là ngạt thở vật lý và ngạt thở hóa học

a) Ngạt thở vật lý

Bình thường không khí chứa khoảng 21% ôxy, nếu nồng độ ôxy hạ xuống dưới 19.5%

thì không đủ để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức cơ thể và xuất hiện các triệu

chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và rối loạn hành vi. Một số loại khí như

metan, Nito…khi nồng độ tăng sẽ chiếm chỗ thay thế oxy và gây ngạt vật lý

b) Ngạt hóa học

Chất gây ngạt hóa học ngăn cản máu vận chuyển ôxy tới các tổ chức của cơ thể.

Chất gây ngạt đặc trưng cho loại này là CO (gây cacboxyhemoglobin). Các chất

khác như hyđro xianua, hoặc hyđro sunfua...cản trở khả năng tiếp nhận ôxy của tế

bào, ngay cả khi máu giàu ôxy.

3.3 Gây mê và gây tê

Tiếp xúc với nồng độ cao một số hóa chất như: etanol, propanol, axeton và

metyl-etyxeton, axetylen, hyđrocacbon, etyl và isopropyl ete... có thể làm suy

yếu hệ thần kinh trung ưng, gây ngất thậm chí dẫn đến tử vong

3.4 Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể

Cơ thể con người được tạo nên bởi nhiều hệ cơ quan. nhiễm độc hệ thống liên quan

tới tác động của hóa chất tới một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể, làm ảnh hưởng

tới toàn bộ cơ thể.

Một số hóa chất có thể gây tổn thương cho gan như alcol, cacbon tetraclorua,

tricloetylen, clorofom…

Các hóa chất cản trở thận đào thơi chất độc gồm etylen glycol, cacbon đisunphua,

cacbon tetraclorua, cacbon đisulphua... Các hợp chất khác như cađmi, chì, nhựa

thông, etanol, toluen, xylen... sẽ làm hỏng dần chức năng của thận.

Hệ thần kinh có thể bị tổn thương do tác động của các hóa chất nguy hiểm

3.5 Gây ung thư

Khi tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất có thể tạo sự phát triển tự do

của tế dẫn đến khối u - ung thư. Các chất như asen, amiăng, crom, niken,

bis-clometyl ete (BCME)... có thể gây ung thư phổi. Ung thư da do tiếp xúc với

asen, sản phẩm dầu mỏ và nhựa than. Ung thư gan có thể do tiếp xúc vinyl clorua

đơn thể, trong khi ung thư tủy xương là do benzen.

3.6 Hư thai (quái thai)

Dị tật bẩm sinh có thể là hậu quả của việc tiếp xúc với các hóa chất gây cản trở

quá trình phát triển bình thường của bào thai. Di chứng chất độc màu da cam ở

Việt Nam là một ví dụ cho tác động này của hóa chất.

3.7 Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai

Một số hóa chất tác động đến cơ thể người gây đột biến gen tạo những biến đổi

không mong muốn trong các thế hệ tương lai.

3.8 Bệnh bụi phổi

Bệnh bụi phổi hay bệnh ho dị ứng do hít nhiều bụi, là tình trạng lắng đọng các

hạt bụi nhỏ ở vùng trao đổi khí của phổi và phản ứng của các mô trước sự hiện

diện của bụi.

3.9 Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Một số hóa chất nguy hiểm có thể tác động tới hệ sinh dục, làm mất khả năng sinh

sản ở đàn ông và sẩy thai ở phụ nữ đang mang thai. Các chất như: etylen

đibromua, khí gây mê, cacbon đisunphua, clopren, benzen, chì, các dung môi hữu

cơ... có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Tiếp xúc với thuốc gây mê

thể khí, glutaranđehơit, clopren, chì, các dung môi hữu cơ, cacbon đisunphua và

vinyl clorua có thể sẩy thai.